HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGÀY TẾT CỦA CÁC BÉ TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LA

Thứ tư - 18/01/2023 14:27
Theo quy luật của Tạo hóa, mỗi lần Tết đến xuân về, đất trời lại đem đến cho con người và vạn vật luồng sinh khí mới. Không khí thiêng liêng của Tết Nguyên Đán, của mùa xuân khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai.
Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên Đán hay Tết âm lịch, là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGÀY TẾT CỦA CÁC BÉ TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LA
       Chữ Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tiết, Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán,... nhưng người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên Đán”. “Nguyên” và “Đán” là hai chữ Hán mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới.

      Tết Nguyên Đán thực chất được bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Tam Hoàng và được tổ chức vào tháng giêng hằng năm.

       Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên Đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên Đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ.

       Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.

      Tết về, các bà, các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp, thật vuông vắn, còn trẻ con cũng nhao nhao đòi gói, đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

      Giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi trời đất giao hòa. Từng gia đình quây quần, sum họp đón năm mới. Mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn. Người dân thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa.

      Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm.

      Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?

      Tết Nguyên Đán đối với người phương Đông chúng ta rất thiêng liêng. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta.

      Ngày Tết Nguyên Đán luôn mang ý nghĩa sâu sắc trong lòng người Việt chúng ta. Việc cho trẻ trải nghiệm trong 1 không gian tết cổ truyền ngay tại lớp học là 1 hoạt động thiết thực giúp trẻ hiểu hơn và có ý thức giữ gìn nét đẹp truyền thống đó. Hoạt động trò chuyện về Ngày Tết Nguyên Đán được các lớp trong trường mầm non Phú La tổ chức sôi nổi. Qua sự hướng dẫn của cô, trẻ đã tự tay bày được mâm ngũ quả, trang trí cành đào và viết thư pháp.
      Sau đây là một vài hình ảnh của các bé trường mầm non Phú La khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm những hoạt động của ngày Tết nguyên đán Quỹ Mão 2023:
 

z4046314564976 a1850b2bc1c89764928080fe1c650fa1
Các bé hăng say tập viết thư pháp
 
z4046314541080 367f0758e758717e56175120ab3ecfe5
 
z4046314556899 b58c781125c4aee69a5f455204f297b3
 
z4046314532578 00e12da7173b93be462b7c4af659b5c4
Các bé cần thận trang trí cành đào thật đẹp chuẩn bị cho ngày Tết
 
z4046314541865 8c7c21e57f179bea7a20e48fcaf13d7f
 
z4046314556900 95cd096aea4e0032eb2c6174cd6922a9
 
z4046314544615 dbe3a2f6deed4aa3bfcc0bf892f72eb2
 
z4046314547736 3f1fe0329d8d37076dca0e8950c909cd
 
z4046314561101 12fced1ffc00b6e8382082526c6b5b87
 
z4046314561103 25dcc2a384405500bafe3c5c37e9f488
Các bé khéo léo sắp xếp mâm ngũ quả
 
z4046314528094 e4bc1ec50864c067d94060bed5a02a82
 
z4046314501091 dc8079338d6870df8c2d255b6e13ff6e
 
z4046314516609 1b8e97a3ac788d38a9e50f0627cc3381
 

Tác giả: Mầm non Phú La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Phú La
    (02433).514.656

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập32
  • Hôm nay822
  • Tháng hiện tại62,941
  • Tổng lượt truy cập4,441,938
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây