Điểm mới của Luật giáo dục 2019

Thứ bảy - 06/03/2021 10:38
Ngày 14/6/2019, Luật Giáo dục 2019 chính thức được Quốc hội thông qua. Sau đây xin tổng hợp một số Điều nổi bật mà mọi giáo viên, phụ huynh học sinh cần phải biết được quy định tại Luật này.

Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Điều 85. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học p và chi phí sinh hoạt
1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
4. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 86. Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
Điều 89. Trách nhiệm của nhà trường
1. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
2. Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này.
Điều 90. Trách nhiệm của gia đình
1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.
2. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Điều 91. Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
2. Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
Điều 92. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa chính trưa
Nhà trẻ +Mẫu giáo

  • Cơm gạo tẻ Bắc hương
  • Chả cá quả, thịt lợn viên sốt cà chua
  • Canh chua thả giá
  • Bắp cải luộc
  • Tráng miệng:  Sữa chua Gotz

Bữa phụ chiều
Mẫu giáo

  • Chè ngô, đậu xanh nấu cốt dừa
  • Sữa bột Chillax IQ

Nhà trẻ

  • Sữa bột Chillax IQ
Bữa chính chiều Nhà trẻ
  • Cơm gạo tẻ Bắc hương
  • Trứng đúc thịt
  • Canh rau mồng tơi nấu thịt
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng
  • Hoạt động làm Xe tăng
    Hoạt động làm Xe tăng

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Phú La
    (02433).514.656

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay2,128
  • Tháng hiện tại37,813
  • Tổng lượt truy cập4,495,443
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây