Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy & phòng cháy chữa cháy an toàn

Thứ tư - 13/09/2023 10:58
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nhằm hạn chế nguy cơ hít phải khói độc, giảm thiểu nguy cơ tử vong & những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy ba mẹ và thầy cô nên hướng dẫn trẻ những kiến thức gì & dạy như thế nào để con ứng dụng tốt? Bố mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

     Tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

     Dạy trẻ phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của ba mẹ, thầy cô nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong cho trẻ khi xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó các kỹ năng phòng cháy chữa cháy cũng rất cần thiết để con kịp thời báo cáo và hỗ trợ dập lửa an toàn, bảo vệ mình & mọi người xung quanh.
z4667619383396 5131a849eea0859ba48589d3313172e3
Dạy trẻ phòng cháy chữa cháy nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong. (Ảnh: Internet)
  • Hạn chế nguy cơ thương vong tử vong: Nắm được những điều cần làm để thoát hiểm khi có cháy an toàn sẽ giúp con tránh hít phải khí độc dẫn đến khó thở và dễ tử vong. Ngoài ra, nếu con biết cách sử dụng bình chữa cháy, dùng nước hoặc các biện pháp dập lửa thì có thể giảm nguy cơ bị bắt lửa vào quần áo dẫn đến bỏng nặng.
  • Bảo vệ bản thân an toàn: Thành thạo các kỹ năng phòng cháy chữa cháy & thoát hiểm sẽ giúp con chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân nhờ khả năng xử trí tình huống linh hoạt, đúng thời điểm để giảm thiểu nguy cơ thương vong.
  • Cứu giúp người xung quanh kịp thời: Tận dụng kỹ năng sử dụng bình chữa cháy, vòi nước & các biện pháp dập lửa khác sẽ giúp con hỗ trợ mọi người thoát nạn nhanh chóng. 

    Hướng dẫn trẻ thoát hiểm an toàn khi có hỏa hoạn

       Kỹ năng thoát hiểm & phòng cháy chữa cháy rất quan trọng, đặc biệt là khi con bạn ở chung cư hoặc những nơi đông người. Vậy ba mẹ & thầy cô cần dạy trẻ thoát hiểm khi có hỏa hoạn như thế nào?

    Báo cho người lớn hoặc gọi cho cứu hỏa 114

        Ngay khi phát hiện đám cháy hoặc quan sát thấy các dấu hiệu như có khói đen lớn, mùi khét, hãy dạy trẻ báo ngay cho người lớn ở gần đó hoặc gọi điện đến số 114 cho cơ quan cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy nếu con có điện thoại riêng. 
Gọi ngay 114 nếu con phát hiện có đám cháy. (Ảnh: Internet)Gọi ngay 114 nếu con phát hiện có đám cháy. (Ảnh: Internet)
       Ngoài ra, nếu con chơi ở các trung tâm thương mại hoặc trên sảnh chung cư, hãy tìm đến chuông báo cháy để kịp thời báo động. Cần lưu ý, nếu ở chung cư có chuông báo động thì ba mẹ cần chỉ chỗ đặt chuông và cách dùng để bé kịp thời báo cháy khi có hỏa hoạn. Còn khi ở trung tâm vui chơi, nếu khu đó quá rộng, khó có thể tìm thấy chuông báo thì bạn nên khuyên trẻ tìm cách thoát thân càng nhanh càng tốt.

     Tìm cách thoát khỏi nơi có cháy

       Hãy giúp con hiểu được mối nguy hiểm từ đám cháy và dạy con cách thoát nạn an toàn bởi đa số trẻ nhỏ, đặc biệt là bé mẫu giáo đều chưa biết cách phản ứng với đám cháy, thậm chí còn sợ hãi không dám tìm cách ra ngoài.

Theo đó, nếu bé ở nhà, ba mẹ hãy chỉ dẫn những lối thoát hiểm có thể sử dụng và cách dùng khăn ướt bịt mũi để tránh hít phải khí độc trong lúc thoát nạn. Trường hợp con đi học, đi chơi ở nơi công cộng, bạn hãy hướng dẫn con quan sát và đọc biển báo chỉ lối thoát hiểm cũng như cách di chuyển để chạy khỏi nơi có cháy nhanh nhất.
Bên cạnh đó, hãy nhắc con nên bỏ lại những đồ dùng không cần thiết, tận dụng thời gian để chạy thoát để đảm bảo an toàn cho bản thân là việc cần ưu tiên. Ngoài ra, cần nhắc con không chạm vào bất cứ vật dụng nào trong quá trình di chuyển vì chúng có thể khiến con bị bỏng.

    Cách tránh hít phải khói độc

       Như đã đề cập, trong quá trình thoát nạn, trẻ cần giữ được hơi thở khỏe mạnh và thể lực để kịp thời chạy trốn bằng cách dùng khăn bịt mũi, miệng tránh hít phải khí độc. Khí này khi đi vào cơ thể có thể khiến con bị ngạt, mất sức và khó thoát thân. 
Bên cạnh đó, bạn hãy khuyên các con di chuyển thấp hơn tầng khói nhằm đảm bảo có đủ không khí hít thở. Con có thể cúi người hoặc bò trên đất, thậm chí lăn người để tăng tốc độ khi cần thiết.
Untitled
Dùng khăn ướt bịt mũi miệng để tránh ngạt khí. (Ảnh: Internet)

     Mẹo dập lửa trên quần áo bị bắt lửa

        Trường hợp không may bị bắt lửa vào quần áo, hãy dặn con bình tĩnh và nhanh chóng nằm ra sàn, lăn nhiều vòng qua lại để dập lửa. Mặt khác, con có thể làm ướt đồ trước đó để hạn chế khả năng bắt lửa. Những kỹ năng này cần phải phản ứng nhanh & dứt khoát nên bạn cần cho con thực hành trước đó để trẻ thành thạo & tự xử trí khi khẩn cấp.
Cách dập lửa trên quần áo đúng. (Ảnh: Internet)Cách dập lửa trên quần áo đúng. (Ảnh: Internet)

      Ngăn khói lan vào phòng

       Khói từ đám cháy là nguyên nhân dẫn đến thương vong nhiều nhất, cũng đồng thời là lý do khiến trẻ không thoát hiểm kịp lúc vì ảnh hưởng của khí độc. Vì vậy, trong trường hợp con không thể thoát ra ngoài và phải đợi người đến cứu, bạn cần hướng dẫn con dùng khăn vải ướt để chặn đường đi của khói vào các khe cửa đồng thời dùng khăn ướt che miệng mũi để không bị ngạt do khói.

     3 Kỹ năng sống phòng cháy chữa cháy cho trẻ

        Một trong những thời điểm dễ gặp hỏa hoạn nhất chính là mùa hè. Nguyên nhân cháy nổ có thể xuất phát từ các thiết sạc nóng, van bình gas, chập điện,... Những vật dụng này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nên ba mẹ cần hướng dẫn con các kỹ năng dưới đây con tự bảo vệ tốt cho mình. 

     Khi phát hiện thấy khói, mùi khét, tia lửa…

        Hãy nhắc nhở con ngay khi ngửi thấy mùi khét kèm khói đen hoặc tia lửa ở gần, cần kiểm tra cầu dao trong nhà đã được tắt hay chưa, nếu chưa thì dập chúng xuống để ngăn ngừa chập điện làm hỏng toàn bộ mạch điện trong nhà, thậm chí lây lan sang các vật dụng khác đang cắm điện cũng bị nổ. 
       Với trẻ quá nhỏ như ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, hãy nhắc con báo ngay cho người lớn để có biện pháp thoát hiểm kịp thời & liên hệ cho cơ quan cứu hỏa nhanh chóng. 

     Ghi nhớ và hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm khi có cháy

Dạy con ghi nhớ & hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm. (Ảnh: Internet)Dạy con ghi nhớ & hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm. 
       Để thoát hiểm kịp thời khi có cháy khẩn cấp, bạn cần dạy con cách ghi nhớ và đọc hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm. Nếu nhà bạn ở chung cư, hãy hướng dẫn con di chuyển từ cửa nhà, theo hành lang đến cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ gần nhất. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chỉ cho trẻ nơi đặt chuông báo để kịp thời báo động cho mọi người.

     Kỹ năng nhận biết, sử dụng an toàn điện và các vật liệu dễ có nguy cơ cháy nổ

       Nhằm đề phòng xảy ra cháy nổ tại nhà hoặc ở khu vui chơi, trường học, ba mẹ hãy giúp con nhận biết các vật dụng dễ cháy như: Bật lửa, ổ điện, công tắc, bếp gas, nến, diêm,... Cùng với đó, hãy giải thích mối nguy hiểm từ mỗi vật liệu, đồ dùng nói trên đồng thời hướng dẫn cách dùng an toàn cho bé. Bạn cũng nên kết hợp chỉ dẫn thêm kỹ năng sử dụng điện đúng cách để bảo vệ tốt nhất cho con.
Cảnh báo đồ dùng dễ cháy nổ cho trẻ. (Ảnh: Internet)Cảnh báo đồ dùng dễ cháy nổ cho trẻ. 
       Cháy nổ, hỏa hoạn là những trường hợp khẩn cấp & đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, do đó dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là trách nhiệm của ba mẹ, thầy cô. Các con cần được chỉ dẫn đầy đủ, thực hành thường xuyên càng sớm càng tốt để tự bảo vệ mình an toàn. Hãy luôn đồng hành cùng con trong mọi tình huống để trẻ phát triển toàn diện tốt nhất nhé! Đừng quên theo dõi Blog Kỹ năng sống để tích lũy thêm kinh nghiệm dạy trẻ đề phòng những nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống.

Tác giả: Mầm non Phú La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Điện thoại

  • Mầm Non Phú La
    (02433).514.656

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,703
  • Tháng hiện tại79,867
  • Tổng lượt truy cập3,799,114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây