Một số quy định của Luật trẻ em

Thứ bảy - 06/03/2021 10:23
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” luôn là câu châm ngôn trong việc khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết và quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em – những chủ nhân tương lai của nhân loại.
Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã và đang được toàn xã hội hết sức quan tâm. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi xảy ra không ít những vụ việc xâm hại đến trẻ em gây nên nỗi bất an và lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Một số quy định của Luật trẻ em
        Luật trẻ em năm 2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2017 được ban hành thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 với nhiều nội dung mới, đề cao tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong những văn bản pháp lý quan trọng giúp các cơ quan, ban ngành, các tổ chức cũng như toàn xã hội chung tay vào việc bảo vệ trẻ em.
Untitled 341

        Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý được quy định trong Luật trẻ em năm 2016 để nắm bắt rõ hơn các quy định của pháp luật đối với vấn đề bảo vệ trẻ em hiện nay:
1. Khái niệm trẻ em
Theo Điều 1, Luật Trẻ em quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
 2. Bảo vệ trẻ emTheo khoản 1, Điều 4, Luật Trẻ em quy định bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo Điều 6, Luật trẻ em quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
- Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
- Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
- Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
- Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
- Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
- Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
- Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 0- tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
- Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
- Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
- Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
- Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
4. Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Luật Trẻ em quy định 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
- Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ;
- Trẻ em bị bỏ rơi;
- Trẻ em không nơi nương tựa;
- Trẻ em khuyết tật;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
- Trẻ em vi phạm pháp luật;
- Trẻ em nghiện ma túy;
- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; 
- Trẻ em bị bóc lột;
- Trẻ em bị xâm hại tình dục;
- Trẻ em bị mua bán; 
- Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
- Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
5. Quyền của trẻ em
Theo quy định từ Điều 12 đến Điều 36, Luật Trẻ em quy định có 25 nhóm quyền của trẻ em như sau:
- Quyền sống
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
- Quyền vui chơi, giải trí
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền về tài sản
- Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Quyền được sống chung với cha, mẹ
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
- Quyền của trẻ em khuyết tật
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
6. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình
Theo Điều 75, Luật trẻ em quy định cha mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
- Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phù hợp với độ tuổi, sự phát triển của trẻ em và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.
- Tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Tạo điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối với những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em.
- Không cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
7. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Theo Điều 76, Luật Trẻ em quy định Nhà trường, cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức và tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội;
- Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liên quan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các khoản đóng góp theo quy định;
- Tạo điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học; quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ em quan tâm;
- Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em.
8. Trách nhiệm của gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục
Theo quy định từ Điều 96 đến Điều 102 Luật Trẻ em quy định gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục có những nhóm trách nhiệm sau:
- Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ
- Khai sinh cho trẻ em
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em
- Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em
- Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
- Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em
- Quản lý trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em

  9. Quy định về tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
        Theo quy định tại Mục 1, 2 Chương II Nghị định 56/2017/NĐ-CP, Bộ Lao động – Thương binh xã chịu trách nhiệm quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Theo đó, Tổng đài bảo vệ trẻ em là 111, hoạt động 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.
        Tổng đài có 08 nhiệm vụ chính, cụ thể:
        1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
        2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
        3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
        4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
        5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
        6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
        7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
        8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.
10.  Quy định về hành vi ngược đãi trẻ em
        Điều 6 Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm các hành vi sau: Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em… Theo quy định tại Khoản 2 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 thì: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con, cháu là người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
        Ngoài ra, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, người cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
11.  Hình phạt tử hình đối với hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 10 tuổi
        Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục (Điều 25 Luật Trẻ em 2016). Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 10 tuổi thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  12. Phạt tù đến 15 năm cho hành vi bán ma túy cho trẻ em
        Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định, nghiêm cấm các hành vi bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em…
        Khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định: Người nào bán ma túy cho người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
        Trên đây là một số quy định của Luật trẻ em năm 2016 cần chú ý nhằm góp phần giúp mỗi chúng ta chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển một cách toàn diện bằng chính tình yêu thương và trách nhiệm của mình./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa chính trưa
Nhà trẻ +Mẫu giáo

  • Cơm gạo tẻ Bắc hương
  • Đậu hũ non, thịt lợn bằm sốt cà chua
  • Canh rau mồng tơi, mướp nấu cua đồng
  • Bí đỏ xào tỏi
  • Tráng miệng:  Sữa chua Gotz

Bữa phụ chiều
Mẫu giáo

  • Bánh kem bơ mặt cười
  • Sữa bột Chillax IQ

Nhà trẻ

  • Sữa bột Chillax IQ
Bữa chính chiều Nhà trẻ
  • Bánh kem bơ mặt cười

 

  • Z3886349294592 316e82a15b0909c4ef976aff1fd46eca
    Z3886349294592...
  • Z3886349279024 3a7a483ce5908ff8b49877a87d01c9d5
    Z3886349279024...
  • Z3886349082494 2d1f5124d7062d9cb36f1071eaf7f72e
    Z3886349082494...
  • Z3886349069201 3bf8aab689a48f593481915d698de8b6
    Z3886349069201...
  • Z3886349057917 Daaab68d1ae37bf3be1fa8a4fd7e829e
    Z3886349057917...

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Phú La
    (02433).514.656

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay6,701
  • Tháng hiện tại59,658
  • Tổng lượt truy cập3,706,686
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây